Có nên mở nhiều tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng?

0
2905

Hiện nay có rất nhiều khách hàng mở nhiều tài khoản tại 1 ngân hàng hoặc đăng ký tài khoản nhiều ngân hàng cùng lúc để lấy hoa hồng từ các chương trình Affilite. Tuy nhiên, việc này vô tình gây ra một số rủi ro cho bạn. Vậy có nên mở nhiều tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng hay không? Qua bài viết này bạn sẽ tìm hiểu được câu trả lời chính xác nhất.

Khách hàng tạo nhiều tài khoản ngân hàng khi nào?

Trước khi đăng ký, rất ít người nghĩ có nên mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc hay không? Mà chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt nhận được. Thường thì khách hàng sẽ mở tài khoản vì những lý do sau đây.

  • Mở tài khoản vì những chương trình Affilite Marketing để nhận được hoa hồng. Điển hình như chương trình của MB Bank, MSB, Techcombank,…
  • Mở nhiều tài khoản ngân hàng để nhận lương tại công ty.
  • Mở tài khoản theo yêu cầu của nhà trường để đóng học phí.
  • Mở tài khoản để đăng ký vay tín dụng, vay tiền qua online qua app.

Có nên mở nhiều tài khoản ngân hàng không?

Có nên mở nhiều tài khoản ngân hàng

Có nên  mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng 1 lúc hay không? Đáp án là không, bạn chỉ nên mở tài khoản ngân hàng trong trường hợp có nhu cầu sử dụng mà thôi. Nếu như mở nhiều tài khoản cùng lúc sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro không đáng có. Trong đó:

  • Dễ bị trừ nhiều khoản phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking,… đây là những khoản phí ít ỏi. Nhưng nhiều tài khoản gộp lại thì hàng tháng sẽ phải thanh toán một khoản tiền tương đối lớn.
  • Bị lộ thông tin tài khoản cá nhân dẫn tới việc bị đánh cắp tiền trong tài khoản.
  • Không thể ghi nhớ được mật khẩu thẻ ATM dịch vụ ngân hàng số do có quá nhiều tài khoản.
  • Bạn sẽ không kiểm soát được tài chính của bản thân hiệu quả do có nhiều tài khoản lưu trữ khác nhau.

Đây chỉ là một vài rủi ro khi mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc đang được nhắc đến. Còn rất nhiều mối nguy hiểm khác có thể xảy ra đối với bạn.

Mở tài khoản nhưng không sử dụng thì nên làm gì?

Nếu hiện tại bạn có quá nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc và không thể quản lý được hết. Nhưng không biết phải làm như thế nào để xử lý được vấn đề này một cách hiệu quả. Vậy thì hãy thử làm theo 3 cách sau đây nhé.

Liên hệ với ngân hàng để tạm khóa tài khoản

Có thể hiện tại bạn không dùng tài khoản ngân hàng đã mở, nhưng sau này sẽ có nhu cầu. Nhưng hiện tại thì không dùng, vậy thì có thể tiến hành tạm khóa tài khoản trong một thời gian nhất định, khi nào cần dùng tới thì sẽ mở ra.

Việc tạm khóa tài khoản này chỉ là ngừng giao dịch từ tài khoản ngân hàng của bạn. Mọi thông tin tài khoản vẫn sẽ được giữ trên hệ thống của ngân hàng. Bạn hãy yên tâm, ngân hàng sẽ không tính các khoản phí trong thời gian bạn khóa tài khoản đâu. Chỉ khi nào mở lại và sử dụng thì chúng ta mới bị tính phí.

Nhưng lưu ý rằng, tuy không bị tính những phí khác, nhưng phí thường niên của thẻ ATM vẫn sẽ được tính. Nếu bạn xác định không dùng trong thời gian dài thì nên hủy bỏ vĩnh viễn.

Tới phòng giao dịch ngân hàng để khóa vĩnh viễn

Hủy bỏ tài khoản ngân hàng vĩnh viễn có nghĩa là bạn xóa mọi thông tin tại ngân hàng đó. Số tài khoản, thẻ ATM sẽ không còn dùng để giao dịch được nữa. Hợp đồng sử dụng dịch vụ của ngân hàng sẽ được chấm dứt kể từ đây. Khi hủy tài khoản vĩnh viễn thì tất cả những khoản phí dịch vụ phát sinh hàng tháng như phí quản lý tài khoản, phí thường bạn sẽ không cần phải trả nữa.

Việc xác định hủy tài khoản vĩnh viễn rất quan trọng, đặc biệt là đối với chủ tài khoản thẻ tín dụng. Vì thẻ tín dụng sẽ phát sinh ra các khoản phí trong quá trình dùng. Nếu không thanh toán đầy đủ, đúng lúc sẽ dẫn tới nợ xấu. Đã có nhiều khách hàng tự nhiên phát sinh ra nợ xấu chính vì nguyên nhân này.

Xem thêm: Cách tự kiểm tra xem có bị nợ xấu không

Hủy dịch vụ ngân hàng điện tử (nếu mở tài khoản ngân hàng online)

Hầu hết hiện nay khách hàng đều mở tài khoản ngân hàng online để nhận được các khoản hoa hồng từ chương trình tiếp thị liên kết. Nhưng sau khi đăng ký mà không sử dụng nữa thì nên hủy bỏ đi để không gặp những rắc rối sau đó.

Bạn đừng tưởng những tài khoản ngân hàng số này không gây ra hậu quả gì. Nhưng thực ra có nhiều nguy hiểm đấy nhé, nếu như chẳng may bị lộ tài khoản, mật khẩu Mobile Banking, Internet Banking và để người khác sử dụng vào mục đích xấu. Lúc đó, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề không thể lường trước được.

Vì vậy, nếu như không sử dụng nữa thì nên hủy tiện ích ngân hàng điện tử đi ngay lập tức.

Hướng dẫn cách hủy tài khoản ngân hàng khi không sử dụng an toàn

Nếu bạn chưa biết cách hủy tài khoản ngân hàng không sử dụng như thế nào cho đúng và không phải thanh toán các khoản phí dịch vụ. Hãy làm theo 2 cách sau đây nhé.

Gọi điện lên tổng đài để khóa tạm thời.

Khóa tài khoản ngân hàng qua tổng đài

Nếu vẫn còn nhu cầu sử dụng tài khoản trong thời gian tới. Bạn hoàn toàn có thể gọi điện tới số tổng đài của ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản ngân hàng của mình.

Để tìm được số điện thoại tổng đài ngân hàng, bạn tìm kiếm trên Google với cú pháp Số tổng đài + Tên ngân hàng ngay lập tức sẽ ra số bạn cần. Hoặc nhấn vào danh sách tổng đài ở đây để biết được các Hotline CSKH của hơn 100 ngân hàng tại Việt Nam.

Khi gọi điện tới ngân hàng, bạn hãy yêu cầu tổng đài viên khóa tài khoản. Sau đó, chúng ta cần cung cấp được các thông tin bao gồm: Họ và tên, số CMND, ngày tháng năm sinh, số tài khoản ngân hàng, 4 số cuối và 4 số đầu của thẻ (nếu có). Sau khi xác nhận được danh tính, tài khoản sẽ được khóa theo yêu cầu miễn phí.

Tới chi nhánh ngân hàng chủ quản

Trường hợp tới chi nhánh ngân hàng chỉ áp dụng nếu như bạn muốn khóa tài khoản vĩnh viễn không sử dụng nữa. Hãy làm theo những hướng dẫn sau đây của mình nhé.

Có nên  mở nhiều tài khoản ngân hàng

  • Bước 1: Chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và thẻ ATM tại nhà. Nếu là chủ thẻ tín dụng thì cần liên hệ với ngân hàng để thông báo hủy thẻ trước. Sau đó bạn cần chuẩn bị thêm tiền để thanh toán dư nợ phát sinh.
  • Bước 2: Tới chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống bạn sử dụng, chi nhánh nào cũng được không cần đúng ngân hàng làm thẻ atm trước đây.
  • Bước 3: Tại quầy giao dịch bạn thông báo việc hủy tài khoản của bạn. Nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp một tờ giấy và yêu cầu điền những thông tin cá nhân vào giấy.
  • Bước 4: Điền xong các thông tin vào giấy thì nộp lại kèm với CMND/CCCD.
  • Bước 5: Nhân viên sẽ xác nhận yêu cầu hủy thẻ và làm thủ tục tất toán số tiền còn lại trong tài khoản.
  • Bước 6: Nộp lại thẻ ATM và xác nhận hủy tài khoản vĩnh viễn.

Các lưu ý khi mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng

Khóa, hủy tài khoản ngân hàng có mất phí?

Khi hủy tài khoản ngân hàng, bạn sẽ không phải trả một khoản phí dịch vụ nào cả. Nhưng đối với tài khoản thẻ tín dụng thì sẽ cần phải thanh toán hết tất cả những khoản phí phát sinh như nợ gốc, lãi, phí nếu có.

Ngoài ra, trường hợp khách hàng không cung cấp và trả lại được thẻ ATM thì sẽ bị tính phí làm mất thẻ, thất lại là 150.000 VND. Vì vậy, bạn đặc biệt phải chú ý mang trả thẻ cho ngân hàng vì đây là tài sản của ngân hàng.

Tài khoản không sử dụng bao lâu thì bị khóa?

Nếu tài khoản của bạn đã không phát sinh giao dịch nào trong 12 tháng trở lại đây. Và tài khoản cũng không còn duy trì số dư tối thiểu thì sẽ bị khóa.

Tài khoản ngân hàng hết tiền có tự động khóa?

Hiện nay còn một số ngân hàng áp dụng quy định số dư tối thiểu là 50.000 VND. Đây là số tiền tối thiểu trong tài khoản ngân hàng phải có. Nếu như số dư tối thiểu này đã bị trừ hết thì sẽ bị khóa tài khoản sau 12 tháng.

Các tiện ích mà tài khoản đã đăng ký trước đó sẽ bị khóa do không đủ tiền phí để duy trì. Hoặc ngân hàng sẽ tự động trừ âm tiền trong tài khoản ngân hàng cho tới khi khách hàng nạp tiền vào thì hệ thống sẽ tự trừ số tiền tương ứng. Cho nên khi thẻ atm hết tiền sẽ không bị khóa đâu nhé.

Không sử dụng tài khoản ngân hàng có bán được không?

Bán tài khoản ngân hàng số đẹp với số tiền cao, nhưng bạn không biết được rằng bạn đang bị lợi dụng bởi những kẻ lừa đảo. Các thông tin của bạn sẽ được sử dụng với mục đích lừa đảo đấy nhé.

Việc bán tài khoản ngân hàng là vi phạm pháp luật và không được sự cho phép của ngân hàng. Việc tự ý bán tài khoản vừa vi phạm pháp luật lại vừa gây ra hậu quả xấu cho bạn. Khi bán tài khoản cho người khác thì bạn có biết họ sử dụng với mục đích gì không? Tại sao họ lại mua tài khoản với giá cao như vậy?

Chính vì sau khi mua tài khoản ngân hàng và dùng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác nên tài khoản của bạn mới được mua với giá cao như vậy. Cho nên hãy tự bảo vệ bản thân mình tránh khỏi những cạm bẫy trên mạng nhé.

Tóm lại

Trên đây là những lời khuyên có nên mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc không? Và Thongtinbank.com cũng mang đến các hướng giải quyết khi bạn mở quá nhiều tài khoản ngân hàng. Mong rằng với các chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mọi người.

Xem thêm: