Trước khi gửi tiền tiết kiệm để sinh lợi nhuận, bạn nên biết cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo công thức chuẩn. Khi đã biết được cách tính rồi thì bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch gửi tiền phù hợp với bản thân.
Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn cho số tiền nhàn rỗi. Khi gửi tiền người gửi sẽ nhận được một khoản tiền lãi do đơn vị nhận tiền gửi chi trả. Số tiền lợi nhuận cao hay thấp đều phụ thuộc vào lãi suất của sản phẩm gửi tiết kiệm. Mỗi ngân hàng sẽ có cách tính tiền gửi khác nhau. Nhưng đều áp dụng công thức tính lãi suất chung do ngân hàng nhà nước quy định.
Tóm tắt
Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?
Lãi suất gửi tiết kiệm là tỷ lệ phần trăm của số tiền gửi trong một khoảng thời gian nhất định. Mức lãi suất này sẽ do quy định của ngân hàng và có sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Dựa vào lãi suất ngân hàng sẽ tính được số tiền phải trả cho khách hàng trong toàn bộ thời gian gửi tiền.
Bạn có thể hiển một cách đơn giản hơn thì lãi suất gửi tiết kiệm chính là số tiền lãi mà bạn nhận được khi gửi tiết kiệm.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng
Mỗi loại hình gửi tiết kiệm sẽ có cách tính khác nhau. Cụ thể là dựa vào tỷ lệ phần trăm lãi, kỳ hạn, số tiền gửi. Nhưng bạn có thể tham khảo một số cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng sau đây.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là gói gửi có lái thấp thấp nhất. Nhưng người gửi có thể rút tiền về bất cứ khi nào mong muốn mà không phải chịu điều kiện ràng buộc nào. Mức lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 1%/năm
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày gửi thực tế/360
Ví dụ:
Nếu bạn đang gửi tiền tại ngân hàng Agribank 80 triệu đồng, lãi suất 1,5%/năm trong thời gian 6 tháng. Chúng ta sẽ tính lãi suất theo công thức trên như sau.
Tiền lãi = Tiền gửi x 1,5% x 180/360 = 80.000.000 x 1,5% x 180/360 = 600.000 VND tiền lãi.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn tức là gửi tiền trong một khoảng thời gian cố định. Trong suốt thời gian gửi thì bạn không được rút tiền ra. Nếu như rút trước thời hạn thì sẽ áp dụng lãi suất của gói gửi không kỳ hạn. Thậm chí còn phải chịu phí phạt vì đã phá vỡ hợp đồng.
Công thức tính như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/360
hoặc
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi
Ví dụ:
- Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank 100 triệu với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất là 4,5%/năm và nhận lãi cuối kỳ: 100.000.000 x 0,045 x 90/360= 1.109.590 VNĐ
- Gửi tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng lãi suất 7% với số tiền 100 triệu: 100.000.000 x 0,07 x 270/360 = 5.178.082 VNĐ.
- Gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lãi suất 7,5% 1 năm với số tiền 100 triệu: 100.000.000 x 7.5%/12 x 12 = 7.500.000 VNĐ.
Tính theo công thức này thì để nhận lãi sẽ phục thuộc vào các điểm: Số tiền gửi ban đầu, kỳ hạn và lãi suất. Số tiền gửi càng nhiều và thời gian gửi càng cao thì sẽ có lãi suất lớn.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm theo tháng
Gửi tiết kiệm theo tháng có nghĩa là bạn sẽ nhận tiền lãi theo tháng và hình thức gửi này có kỳ hạn.
Công thức tính:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm)/360
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng Vietinbank với hạn mức 100 triệu trong 12 tháng và có lãi suất 7%/năm.
Tiền lãi nhận = 100.000.000 x 7%/360 = 583.000 VND.
Chú ý: Không được cộng dồn lãi của tháng tiếp theo. Bạn chỉ có thể cộng dồn lãi nếu như khi tới tháng nhận tiền nhưng không nhận. Lúc này ngân hàng sẽ tự động gia hạn sản phẩm gửi bằng với kỳ hạn trước đó.
Bảng lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng
Mỗi ngân hàng có quy định về lãi suất gửi tiết kiệm khác nhau. Dựa vào mức lãi suất này chúng ta sẽ tính được số tiền lãi nhận được. Do đó, trước khi quyết định gửi tiết kiệm ở ngân hàng, bạn nên tra cứu mức lãi suất của từng ngân hàng và đưa ra lựa chọn lãi cao nhất nhé.
Dưới đây là bảng lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay. Lãi suất sẽ được cập nhật liên tục hàng ngày.
Lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng nhận lãi suất cao
Khi đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng hầu hết mọi người đều không chú ý điều gì. Mà chỉ quan tâm tới lãi suất, thế nhưng để có được một sản phẩm gửi tiết kiệm mang lại lợi nhuận cao. Bạn cần chú ý những điểm sau đây nhé.
- Lựa chọn ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm, bởi vì hiện nay có một số ngân hàng có quảng cáo gửi tiền nhận lãi suất cao. Thế nhưng khi tham gia gửi lại không như vậy, thậm trí còn thu phí và có cách tính lãi suất gửi tiết kiệm thấp.
- Nên chọn gói gửi phù hượp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Bởi vì một khi đã gửi bạn sẽ không thể vi phạm hợp đồng. Nếu vi phạm sẽ phải chịu phí phạt.
- Không nên rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn, nếu thực sự cần thiết thì nên thỏa thuận với ngân hàng hoặc rút một phần tiền gửi.
- Rút tiền trước thời hạn sẽ áp dụng lãi suất của gói gửi không kỳ hạn. Mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với lãi của gói gửi không kỳ hạn.
Các câu hỏi về cách tính lãi gửi tiết kiệm ngân hàng
Ngân hàng áp dụng cách tính lãi tiết kiệm nào?
Mỗi ngân hàng có tính tính lãi suất khác nahu. Nhưng sẽ có 3 phương thức tính lãi sau đây thường được áp dụng.
- Lãi suất trả cuối kỳ
- Lãi suất trả trước.
- Lãi suất trả định kỳ mỗi tháng.
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng rút trước hạn thì tính thế nào?
Nếu như rút tiền tiết kiệm trước hạn thì lãi suất sẽ tính ở mức lãi của gói gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền lãi bạn nhận của kỳ trước sẽ trừ vào tiền gốc, lãi không kỳ hạn bạn nhận.
Hết kỳ hạn gửi nhưng không rút thì lãi tính thế nào?
Khi hết kỳ hạn gửi tiết kiệm nhưng bạn lại không rút tiền. Lúc này ngân hàng sẽ tự động cộng tiền gốc và lãi để tiếp tục gửi theo kỳ hạn và lãi suất đã gửi trước đó.
Rút hết hoặc rút một phần tiền trước hạn lãi tính sao?
Nếu như bạn rút tiền trước hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền. Lãi suất áp dụng sẽ tính là lãi gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên nếu tham gia vào gói gửi linh hoạt thì số tiền còn lại trong sổ tiết kiệm vẫn được tính lãi suất ban đầu của hợp đồng.
Trên đây là cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo công thức chuẩn của ngân hàng nhà nước. Bạn có thể tham khảo vào áp dụng số tiền, lãi suất gửi thực tế để tính ra số tiền nhận. Nếu còn chưa hiểu chỗ nào thì để lại câu hỏi bên dưới nhé.
Xem thêm:
- Gửi tiết kiệm 500 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng
- Gửi ngân hàng 1 tỷ lãi suất bao nhiêu 1 tháng
- Nên gửi tiết kiệm cho con ở ngân hàng nào
Biên tập: Thongtinbank.com