Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không nhanh nhất chỉ trong vài phút. Bạn có thể tự kiểm tra tình trạng của thẻ xem hiện giờ còn sử dụng được không mà không cần tới cây ATM hoặc ngân hàng.
Nào, bây giờ chúng ta sẽ cùng đến với chi tiết các bước kiểm tra nhé nhé.
Tóm tắt
Những cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không?
Bạn có thể dùng cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không sau đây để tự tra cứu tại nhà. Hãy kiểm tra thẻ ATM còn sử dụng được không để nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết.
Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không trên điện thoại
Nếu bạn đăng ký dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng đang sử dụng. Chúng ta có thể tra cứu tình trạng của thẻ hiện đang hoạt động hay bị khóa online tại nhà mà không phải tới ngân hàng.

- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking mà bạn đã cài đặt trên điện thoại.
- Bước 2: Ở giao diện chính thì nhấn chọn vào Dịch vụ thẻ.
- Bước 3: Tiếp đó nhấn chọn vào phần Truy vấn thông tin thẻ.
- Bước 4: Ngay sau đó tình trạng thẻ sẽ hiển thị lên, nếu thẻ chưa bị khóa sẽ báo là Hoạt động còn bị khóa thì báo là Tạm khóa.
Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không tại máy ATM
Tới các cây ATM bất kỳ và thực hiện giao dịch bạn sẽ nhận được ngay thông báo thẻ có bị khóa hay không.

- Bước 1: Đưa thẻ vào máy ATM ở phần khe cắm thẻ.
- Bước 2: Nhập ngôn ngữ và mã PIN của thẻ.
- Bước 3: Trên màn hình sẽ có thông báo về tình trạng thẻ của bạn và yêu cầu tới PGD gần nhất để đăng ký lại.
- Bước 4: Hoặc bạn có thể thử thực hiện giao dịch và cây ATM sẽ báo lên màn hình.
Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa không qua tổng đài
Tổng đài luôn hoạt động 24/7 để giải quyết các câu hỏi và vấn đề mà khách hàng gặp phải. Và bạn cũng có thể gọi điện tới số tổng đài ngân hàng mình đang sử dụng để nhờ nhân viên kiểm tra giúp tình trạng của thẻ.
Nếu bạn không biết số tổng đài ngân hàng mình đang sử dụng thì có thể tìm kiếm trên google với cú pháp: Số tổng đài + Tên ngân hàng.
Ví dụ: Số tổng đài ngân hàng Agribank.
Những nguyên nhân khiến thẻ ngân hàng bị khóa
1. Thẻ ATM bị khóa do hết hạn sử dụng
Mỗi chiếc thẻ ATM đều có thời gian sử dụng (hiệu lực), thời gian này được in nổi tại mặt trước của thẻ ATM. Thông thường thẻ ghi nợ sẽ có thời hạn từ 5 đến 7 năm, các loại thẻ quốc tế thì sẽ có hiệu lực từ 3 – 5 năm.
Khi thẻ còn hiệu lực 1 tháng, ngân hàng sẽ thông báo tới chủ thẻ để thực hiện gia hạn. Nếu sau thời gian này vẫn không đăng ký làm lại thẻ. Hệ thống sẽ tự động khóa thẻ của bạn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thẻ ATM bị khóa.
2. Bị khóa do không sử dụng
Thẻ bị khóa do không phát sinh các giao dịch trong khoảng 12 tháng trở lại đây. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho chủ tài khoản cũng như tránh các loại thẻ ảo. Ngân hàng sẽ tạm khóa thẻ để đảm bảo không có giao dịch ngoài ý muốn phát sinh.
Nếu đã lâu rồi bạn không dùng thẻ để giao dịch thì chắc chắn nguyên nhân khóa chính là đây.
3. Nhập sai mã pin 3 lần
Hầu hết nguyên nhấn khóa thẻ ATM đều do bạn nhập sai mã PIN 3 lần dẫn tới kích hoạt tính năng tự bảo vệ của thẻ.
Khi giao dịch tại máy ATM, nếu bạn không nhớ mã PIN và đã nhập sai liên tiếp 3 lần. Thẻ ATM sẽ bị tạm khóa vì phát hiện hành vi xâm nhập trái phép. Bây giờ thì thẻ sẽ không còn dùng để giao dịch được nữa. Chỉ khi nào, chủ thẻ đích thân tới ngân hàng và làm thủ tục mở khóa thì mới sử dụng được.
4. Số dư không đủ để duy trì thẻ
Hàng năm, thẻ sẽ phát sinh các khoản phí duy trì hay còn được gọi là phí thường niên. Nếu trong tài khoản ngân hàng của bạn không đủ tiền để thanh toán khoản phí này. Ngân hàng sẽ khóa thẻ và ngừng cung cấp dịch vụ.
Thông thường thì loại thẻ tín dụng hay gặp phải trường hợp bị khóa do không đóng phí thường niên.
Hướng dẫn mở khóa thẻ ATM bị khóa tại ngân hàng
Khi đã kiểm tra thẻ atm có bị khóa hay không và bạn biết chắn chắn đã bị khóa. Hãy đến ngân hàng gần nhất để tiến hành các thủ tục sau đó mở lại thẻ. Tránh để lâu sẻ ảnh hưởng đến giao dịch.
- Bước 1: Cầm CMND bản gốc và tới chi nhánh ngân hàng đang phát hành thẻ
- Bước 2: Tới quầy giao dịch và thông báo cho nhân viên “thẻ ATM của bạn đã bị khóa”. Họ sẽ hướng dẫn và đưa mẫu giấy xin cấp lại mã pin mới.
- Bước 3: Hãy điền các thông tin được yêu cầu có trong tờ giấy. Khi ghi đã đầy đủ thì đưa chứng minh thư kèm mẫu phí cho nhân viên.
- Bước 4: Lúc này nhân viên sẽ cung cấp lại mã pin mới cho bạn. Nó được chứa trong 1 tờ giấy được bọc kín. Đồng thời họ cũng kích hoạt lại thẻ cho bạn
- Bước 5: Ra cây ATM và tiến hành đổi mã pin mặc định thành mã pin mà bạn muốn (mã pin bao gồm 6 ký tự).
Lưu ý: Trong trường hợp thẻ ATM của bạn bị nuốt, hãy vào trực tiếp chi nhánh ngân hàng quản lý cây ATM để thông báo. Họ sẽ kiểm tra và trả lại thẻ cho bạn.
Trên đây là cách kiểm tra thẻ atm có bị khóa hay không nhanh nhất. Hãy tự mình kiểm tra sau đó mở lại thẻ nhé.
Có thể bạn cần:
- Cách rút tiền không cần thẻ atm Sacombank
- Mất thẻ atm agribank có rút tiền được không?
- CMND photo có rút tiền được không
Biên tập: https://thongtinbank.com/